Có bầu niềng răng được không? Những lưu ý bạn nên biết

Đừng tưởng chừng như việc mang thai và niềng răng hoàn toàn không liên quan đến nhau. Thế nhưng thực chất, niềng răng có thể đem lại nhiều ảnh hưởng đến có thể mẹ trẻ và thai nhi. Bên cạnh đó, việc mang thai cũng làm quá trình niềng răng không đạt hiệu quả như mong muốn. Xoay quanh vấn đề này, nhiều người vẫn còn thắc mắc có bầu niềng răng được không? Niềng răng khi mang bầu có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Lưu ý điều gì khi niềng răng trong lúc mang thai? 

Có bầu niềng răng được không? Những lưu ý bạn nên biết
Có bầu niềng răng được không? Những lưu ý bạn nên biết

Giải đáp thắc mắc có bầu niềng răng được hay không?

Việc cải thiện vẻ đẹp của răng được nhiều người ưu ái. Vì thế, nhiều người chọn niềng răng nhằm tăng tính thẩm mỹ của răng miệng. Thế nhưng quá trình niềng răng diễn ra rất lâu. Trong đó, nhiều người chọn niềng răng trong lúc mang thai. Vậy có bầu niềng răng được không?

Nói một cách cụ thể, niềng răng chỉ là quá trình tác động từ bên ngoài mà không can thiệp y khoa vào răng bằng các loại thuốc. Do đó, niềng răng không có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé một cách trực tiếp.

Có bầu niềng răng được không? Trong quá trình mang thai, bạn có thể tiến hành niềng răng. Tuy nhiên cần sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ bởi quá trình niềng răng có ảnh hưởng gián tiếp đến dinh dưỡng của mẹ bầu và thai nhi.

Niềng răng khi mang bầu nên lưu ý điều gì?

Mẹ bầu cần lưu ý trong quá trình niềng răng
Mẹ bầu cần lưu ý trong quá trình niềng răng

Trong quá trình mang bầu, bạn niềng răng cần chú ý những điều như sau nhằm đảm bảo hiệu quả niềng răng cũng như giảm tác động đến cơ thể mẹ bầu. Có bầu niềng răng được không? Khi mang bầu, bạn có thể niềng răng nhưng cần chú ý đến một số vấn đề cần thiết theo từng giai đoạn như:

  • Từ tháng đầu tiên mang thai đến tháng thứ 3 thì bạn nên cần chú ý đến vệ sinh răng miệng. Trong giai đoạn này, nội tiết tố của mẹ trẻ bị thay đổi đột ngột gây nên những ảnh hưởng đến cơ thể nói chung và răng miệng nói riêng. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Giai đoạn tiếp theo nhẹ nhàng hơn nhưng bạn không nên lơ là. Chú trọng việc giữ vệ sinh răng miệng là chính. Đặc biệt nên chú ý những thao tác chỉnh nha cần thực hiện nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng những loại nước súc miệng hay kem đánh răng có độ Fluor cao vì có thể gây ảnh hưởng đến mầm răng của trẻ trong bụng mẹ.
  • Có bầu niềng răng được không? Có bầu niềng răng được nhưng trong 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cần yêu cầu bác sĩ tháo tạm mắc cài. Điều này đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ trong quá trình sinh. Trường hợp sinh mổ, mẹ cần gây mê nội khí quản. Mắc cài chưa được tháo sẽ gây cản trở đến quá trình thực hiện gây mê và có thể làm nguy hại đến sức khỏe của mẹ bầu nếu bị rơi vào khí quản. Do đó, bạn cần chú ý đến những điều này nhằm đảm bảo quá trình niềng răng không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng từ việc niềng răng đến cơ thể mẹ bầu

Viêm nướu khi niềng răng do thay đổi nội tiết tố lúc mang thai
Viêm nướu khi niềng răng do thay đổi nội tiết tố lúc mang thai

Có bầu niềng răng được không? Nếu trong quá trình có bầu bạn thực hiện niềng răng thì cần biết được những ảnh hưởng của hai quá trình này với nhau. Điều này giúp bạn có sự lựa chọn tốt khi thực hiện năng mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Đầu tiên, khi niềng răng trong quá trình mang thai thì men răng dễ bị mòn hơn. Điều này xảy ra do nội tiết tố của mẹ trẻ thay đổi gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Răng miệng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng và nhạy cảm hơn.
  • Thứ hai, mang thai niềng răng có thể làm tăng khả năng viêm nướu. Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra nếu bà bầu bị nôn nghén trong thai kỳ. Dịch nôn tiếp xúc với răng nếu không làm sạch sẽ ảnh hưởng đến men răng và gây viêm nướu.
  • Không những vậy, niềng răng cố định xương hàm để tăng tính thẩm mỹ cho răng. Nếu trong quá trình mang thai bạn tăng cân thì phần cố định sẽ bị lệch. Kết quả chính là quá trình niềng răng sẽ không được như ý.

Những điều cần biết về niềng răng và mang thai cho mẹ trẻ

Quá trình niềng răng có thể tác động đến cơ thể mẹ bầu
Quá trình niềng răng có thể tác động đến cơ thể mẹ bầu

Quá trình mang thai và niềng răng có tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế nhiều chị em thường thắc mắc có bầu niềng răng được không? Để có được hiệu quả cao nhất cho cả hai quá trình này, bạn cần biết được:

  • Mang thai sau khi bắt đầu niềng răng. Nói một cách cụ thể, bạn nên lựa chọn mang thai sau khi lắp đặt bộ khí chỉnh nha.
  • Tốt nhất là sau khi sinh con thì thực hiện niềng răng để không ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Đây được xem là sự lựa chọn an toàn cho mẹ và thai nhi khi không bị ảnh hưởng bởi quá trình niềng răng.
  • Đặc biệt, tuyệt đối không nên chọn niềng răng xong mới mang thai bởi nhiều chi tiết chỉnh nha có thể kéo dài và không xác định được thời gian hoàn thành.

Có bầu niềng răng được không? Có thể nói, niềng răng có tác dụng làm đẹp nhưng cần cân nhắc kỹ. Quá trình niềng răng có thể gây hại gián tiếp đến cơ thể của mẹ và bé. Do đó, bạn cần cân nhắc và có sự đồng ý của bác sĩ trước khi thực hiện.

Liên hệ tư vấn báo giá dịch vụ Nha khoa Gia đình Bắc Ninh

Cơ sở Bắc Ninh – Quế Võ: Cổng Giang Liễu – Quế Võ – Bắc Ninh
Cơ sở Tiên Du – Từ Sơn: Cầu Đồng Xép- Từ Sơn- Bắc Ninh
Điện thoại: 0888.518.555
Email: nhakhoagiadinhbn1@gmail.com
Website: www.nhakhoagiadinhbn.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoagiadinhbacninh/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *