Nguy hiểm khôn lường khi điều trị răng mà không bọc răng sứ

Điều trị răng mà không bọc răng sứ có sao không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân sau khi đến nha khoa thăm khám. Trên thực tế, việc không bọc sứ sau khi chữa răng sâu – nhất là chữa tủy – có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tái diễn, thậm chí ở mức độ nặng hơn, lâu dần sẽ dẫn tới những hư tổn trên cả răng và nướu, dẫn tới mất răng vĩnh viễn. 

Có nhiều tác hại khôn lường sau khi điều trị răng mà không bọc răng sứ
Có nhiều tác hại khôn lường sau khi điều trị răng mà không bọc răng sứ

Cảnh báo khi điều trị răng mà không bọc răng sứ

Đối với các ca điều trị răng bị viêm nhiễm nặng, nhất là răng cần phải chữa tủy thì nếu không có quy trình bọc sứ làm bước chữa trị sau cùng, về sau tình hình viêm nhiễm sẽ càng tái diễn trầm trọng hơn.

Biến chứng khi điều trị răng mà không bọc răng sứ

Khi răng bị mòn gãy do chấn thương hoặc bị viêm tủy/hoại tử tủy do sâu răng, việc điều trị và lấy tủy răng sẽ làm giảm tình trạng ê buốt, đau đớn. Tuy nhiên sau quá trình này, nếu răng không được bọc sứ để che phủ và bảo vệ đúng cách thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng:

Điều trị răng mà không bọc răng sứ khiến răng yếu, giòn

Sau khi lấy tủy mà không bọc sứ bảo vệ, răng vốn bị mất chức năng “sống” sẽ trở nên yếu, giòn và rất dễ bị gãy trước các lực cắn, xé, nhai, nghiền nát. 

Điều trị răng mà không bọc răng sứ khiến răng dễ ngả màu

Các khoảng trống tạo ra khi thiếu tủy răng sẽ là môi trường thuận lợi để các axit, vi khuẩn len lỏi và sinh sôi, khiến răng bị ngả màu vàng và có mùi khó chịu; nặng hơn thì dẫn tới các bệnh viêm, bệnh nha chu nặng, lâu dần sẽ gây hư hại, mất răng, thậm chí lây nhiễm sang các răng bên cạnh. 

Điều trị răng mà không bọc răng sứ gây ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn

Nếu không bọc sứ mà nhổ bỏ chiếc răng bị chết/bị mòn gãy do tai nạn thì trên xương hàm sẽ xuất hiện khoảng trống, không thể nâng đỡ chiếc răng ở hàm đối diện, gây ảnh hưởng chức năng nhai cắn và dễ gây mắc bệnh nha chu. Đặc biệt, khoảng trống không được bù đắp sẽ khiến các răng bên cạnh bị lệch lạc, dịch chuyển lộn xộn gây mất thẩm mỹ. 

Vì vậy, đối với những chiếc răng bị gãy do tại nạn hoặc răng đã điều trị tủy – đặc biệt là răng hàm, bệnh nhân nên bọc sứ để phục hồi chức năng và độ bền chắc của răng, đồng thời giữ gìn bộ hàm đều đặn, khỏe đẹp.

Điều trị răng mà không bọc răng sứ, răng sẽ bị yếu đi hoặc bị viêm nhiễm nặng hơn
Điều trị răng mà không bọc răng sứ, răng sẽ bị yếu đi hoặc bị viêm nhiễm nặng hơn

Những trường hợp điều trị răng mà không bọc răng sứ

Kỹ thuật bọc sứ được khuyên áp dụng cho răng bị gãy do chấn thương, răng chữa tủy. Thế nhưng chúng không được áp dụng cho các trường hợp điều trị sau:

  • Răng quá nhạy cảm do thiếu men răng làm lộ ngà
  • Chân răng bị lung lay
  • Răng bị bệnh nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng nặng

Tổng hợp thắc mắc về bọc răng sứ sau khi điều trị răng

Như bạn đã thấy, bọc răng sứ là phương pháp an toàn để bảo tồn cấu trúc và chức năng của chiếc răng thật. Tuy vậy vẫn có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một cách cặn kẽ. 

Nên cấy ghép implant hay bọc răng sứ?

Sau khi điều trị tủy hoặc nhổ bỏ răng, bên cạnh kỹ thuật bọc răng sứ thì bệnh nhân cũng có thể được bọc implant. Việc quyết định lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. 

Cấy implant là việc sử dụng đinh vít làm chân răng nhân tạo và cấy vào xương hàm, với mục đích thay thế cho chân răng thật đã bị mất. Quá trình cấy ghép được kết hợp chung với bọc răng sứ để tái tạo chức năng và hình dáng của một chiếc răng tự nhiên. 

Trong khi đó, bọc răng sứ chỉ là cách để thay thế một phần răng đã hư hỏng, gãy mòn, chứ không thể thay thế toàn bộ chiếc răng nếu chúng đã bị mất chân/bị nhổ bỏ hoàn toàn, lúc này phải thực hiện cấy implant để bổ trợ cho quá trình điều trị. Như vậy, đối với bệnh nhân chưa bị mất chân răng thì có thể bọc sứ mà không cần cắm implant.  

Bọc răng sứ chỉ giúp phục hồi một phần răng bị mất, không thể thay thế toàn bộ chân răng
Bọc răng sứ chỉ giúp phục hồi một phần răng bị mất, không thể thay thế toàn bộ chân răng

Cần lưu ý gì sau khi bọc răng sứ?

Bọc răng sứ giúp bảo vệ cùi răng và giúp răng không bị giòn, gãy. Tuy nhiên độ chắc khỏe của răng sứ vẫn kém so với răng thật. Vì vậy bạn không nên ăn các thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, tránh cho răng phải nhai nghiền quá mạnh gây mẻ vỡ sứ. 

Ngoài ra, người đã bọc răng sứ vẫn có thể đánh răng và dùng chỉ nha khoa như đối với răng thật. 

Bọc răng sứ tồn tại được bao lâu?

Nếu chọn đúng nha khoa uy tín và chọn chất liệu cao cấp, chiếc răng sứ của bạn có thể tồn tại từ 20 – 40 năm mà vẫn bền đẹp như mới. Tuy nhiên trong thời gian đó bạn cần chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng kem đánh răng có flo, đồng thời có chế độ ăn uống đúng cách như đã hướng dẫn ở phần trước.

Răng sứ có thể tồn tại từ 20 - 40 năm
Răng sứ có thể tồn tại từ 20 – 40 năm

Như vậy, điều trị răng mà không bọc răng sứ là điều không được các nha sĩ khuyến khích vì chúng dẫn tới nhiều tác hại về lâu dài. Răng bọc sứ sẽ tránh được những tác động có hại từ vi khuẩn, duy trì được chức năng ăn nhai như bình thường và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín với đội ngũ nha sĩ giỏi, có tâm, cùng cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ, đảm bảo vô trùng trong phòng khám. Tuyệt đối tránh những cơ sở không có giấy phép, những nơi “nha tặc” hoành hành để không bị các biến chứng hở răng, áp xe… dẫn tới tiền mất tật mang.

Liên hệ tư vấn báo giá dịch vụ Bọc răng sứ tại Bắc Ninh

Cơ sở Bắc Ninh – Quế Võ: Cổng Giang Liễu – Quế Võ – Bắc Ninh
Cơ sở Tiên Du – Từ Sơn: Cầu Đồng Xép- Từ Sơn- Bắc Ninh
Điện thoại: 0888.518.555
Email: nhakhoagiadinhbn1@gmail.com
Website: www.nhakhoagiadinhbn.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoagiadinhbacninh/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *